Đặt cọc mua đất hay bán đất mặc dù không phải là thủ tục bắt buộc nhưng việc này là một việc được thực hiện phổ biến để đảm bảo hợp đồng mua bán nhà đất được thực hiện một cách chắc chắn. Tuy nhiên, có một số kẽ hở trong quá trình mua bán bị nhiều kẻ gian lợi dụng để lừa đảo người mua đất, kể cả người bán cũng bị lừa khi thiếu nhận biết một số vấn đề. Vậy những điều cần lưu ý khi đặt cọc mua đất để tránh trường hợp không may xảy ra như thế nào? Hãy cùng Học BDS Online tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
NHỮNG LƯU Ý KHÔNG ĐƯỢC BỎ QUA KHI ĐẶT CỌC MUA BÁN NHÀ ĐẤT
Đặt cọc là một biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của bên mua và bên bán trong giao dịch bất động sản. Vậy để giao dịch được tiến hành thuận lợi, tránh bị lừa đảo, các vấn đề không đáng có đặc biệt là thủ tục pháp lý sau này thì chúng ta cần lưu ý những điểm sau đây trước, trong và sau khi ký hợp đồng đặt cọc.
8 ĐIỀU CẦN LƯU Ý TRƯỚC KHI KÝ HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC
- Xác định danh tính, thông tin cá nhân chính xác của chủ đất, đại diện pháp lý hợp pháp trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất mà bạn chuẩn bị giao dịch.
- Kiểm tra tính pháp lý của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở của thửa đất hoặc căn nhà bạn muốn giao dịch
- Kiểm tra kỹ thửa đất, ngôi nhà bạn đang muốn giao dịch có vướng bất kỳ quy hoạch nào bị thu hồi đất của nhà nước hay không?
- Kiểm tra thửa đất, ngôi nhà có bị tranh chấp trong gia đình hoặc hàng xóm xung quanh không?
- Xem xét thửa đất, căn nhà là tài sản đảm bảo cho khoản vay nào hay không, có phải là tài sản kê biên hoặc chịu chế tài, chặn giao dịch của một vụ kiện nào không?
- Cần có sự đồng thuận của vợ chồng hoặc tất cả các thành viên là sở hữu hợp pháp của thửa đất hoặc ngôi nhà này
- Xem xét phong thủy của thửa đất, ngôi nhà bạn định mua
- Thỏa thuận, làm rõ các điều khoản trước khi giao dịch như giá cả, phí thuế liên quan bên nào đóng, thời gian bàn giao ranh mốc thực tế, thời gian và phương thức xử lý đền cọc nếu vi phạm hợp đồng…để tránh xảy ra các tranh chấp không đáng có sau này, vừa mất tiền, vừa mất thời gian và công sức.
Xem thêm: 6 điều cần biết trước khi ký hợp đồng đặt cọc nhà đất để tránh rủi ro
5 ĐIỀU CẦN LƯU Ý TRONG QUÁ TRÌNH KÝ HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC MUA BÁN
Trong quá trình ký hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất, thì điều quan trọng nhất chính là lập hợp đồng đặt cọc, sao cho đầy đủ thông tin, chuẩn pháp lý và các điều khoản thể hiện rõ từ lúc đặt cọc cho đến khi giao dịch thành công hoặc không thành công thì có cách giải quyết thỏa đáng nhất cho các bên.
- Đối tượng đặt cọc: Theo khoản 1 điều 328 Bộ Luật Dân Sự 2015 quy định:
“1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.”
Như vậy, đối tượng đặt cọc là một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác chứ đối tượng đặt cọc không phải là “thửa đất” như một số loại hợp đồng đang rao bán trôi nổi trên thị trường, không chuẩn chỉnh về mặt pháp lý mà các bạn môi giới (chưa được đào tạo bài bản hoặc chưa có chứng chỉ hành nghề) đang dùng cho nhanh gọn, đơn giản.
Xem thêm: Mẫu Hợp đồng đặt cọc mua đất đầy đủ và chuẩn pháp lý nhất.
- Thỏa thuận thời gian công chứng và là thủ tục đăng bộ (sang tên) để chuyển nhượng quyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền với đất kể từ ngày đặt cọc là bao nhiêu ngày. Đây là căn cứ quan trọng để người bán và người mua nhận biết phía còn lại có đang tuân thủ đúng cam kết hay không, và cũng là căn cứ cho các quyền và nghĩa vụ sau khi ký hợp đồng đặt cọc.
- Thỏa thuận số tiền khi ra công chứng một cách rõ ràng, là căn cứ pháp lý sau khi ký hợp đồng đặt cọc và trước khi phát hành hồ sơ công chứng tại phòng công chứng để đảm bảo quyền lợi hai bên, đặc biệt là người bán.
- Thỏa thuận về việc chi trả các khoản thuế phí trong quá trình đăng bộ sẽ do bên nào chi trả, kể cả phí môi giới nếu có, tránh trường hợp tranh chấp sau này giữa hai bên, cũng như bị làm phiền từ các môi giới không chuyên làm ảnh hưởng đến công việc và thời gian của mình.
- Các cam kết, phương thức xử lý tranh chấp, thời gian thanh toán các khoản đền cọc, trả cọc khi giao dịch không thành công, thì những điều kiện ràng buộc và cũng là căn cứ pháp lý để bên còn lại có thể dùng hợp đồng đặt cọc để làm việc khi thương lượng hoặc tại tòa án một cách hợp pháp nhất.
Tải Mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán đất năm 2023 chuẩn pháp lý: Tải về.
CÁC LƯU Ý SAU KHI KÝ KẾT HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC
Sau khi lập hợp đồng đặt cọc mua đất, việc thực hiện hợp đồng sau khi ký kết là rất quan trọng.
- Người mua nên theo dõi và kiểm soát việc bên bán có thực hiện đầy đủ các cam kết khi bán hàng, bàn giao nhà đất đúng hạn, đúng vị trí và ranh mốc rõ ràng hay không, để có thể kịp thời phản hồi. Đối với trường hợp mua đất dự án thì, điều khoản này sẽ là cơ sở quy kết trách nghiệm cho chủ đầu tư nếu dự án không thực hiện đúng tiến độ, hay thời hạn giao nhà chậm so với cam kết ban đầu theo bản hợp đồng.
- Tương tự thì thông tin về trách nhiệm, khoản bồi thường của bên bán trong hợp đồng phải rõ ràng, chi tiết, minh bạch. Vì nếu bên bán không thực hiện theo đúng cam kết trong hợp đồng thì họ phải có trách nhiệm giải thích và bồi thường.
- Người bán cũng dựa vào các quy định của hợp đồng, ngoài việc hoàn thành đúng nghĩa vụ trong hợp đồng thì có quyền sở hữu số tiền đặt cọc nếu bên mua vi phạm hợp đồng hoặc có dấu hiệu gian dối, không ít các trường hợp chủ đất vì tin tưởng người mua mà đã không nhận được đủ số tiền như cam kết và còn bị chiếm dụng nhà đất của mình.
Xem thêm: 6 Rủi ro thường gặp của bên bán và bên mua khi sử dụng mẫu hợp đồng ngắn gọn, đơn giản trên thị trường cần lưu ý.
Trên đây là những thông tin đội ngũ Học BDS Online trân trọng gửi tới quý anh chị. Chúc quý anh chị thực hiện giao dịch thuận lợi và thành công. Nếu các anh chị cần thêm kiến thức để trở thành Nhà Đầu Tư Thông Thái hoặc bạn mong muốn trở thành một Môi Giới Chuyên Nghiệp thì đăng ký tại đây nhé.